Cách giải rượu khi say rượu dừa
Chú ý: Khi say
rượu tuyệt đối không được uống nước ngọt có ga. Nước ngọt có ga uống
lẫn với rượu sẽ làm cho cồn nhanh chóng hấp thụ vào cơ thể, sản sinh ra lượng
lớn anhydrit cacbonic rất nguy hại tới dạ dày, gan, thận, tim và huyết quản,
làm cho huyết áp tăng cao, có thể dẫn tới hôn mê.
Y học cho say
rượu là hiện tượng nhiễm độc rượu cấp tính. Quá say còn có nguy cơ đe
dọa đến tính mạng, cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu. Người bị nhẹ
có các triệu chứng như đỏ mặt, đi lại liêu xiêu, đầu óc quay cuồng, nói năng
lung tung...
Có thể giải rượu bằng
một số phương pháp dân gian đơn giản:
Gây nôn: Nếu mới uống,
cảm thấy say nhẹ, còn tỉnh táo có thể gây nôn bằng cách đè hai ngón tay vào
cuống lưỡi. Rượu theo chất nôn ra ngoài có thể làm giảm đáng kể lượng rượu
trong dạ dày.
Uống nước cháo loãng:
Cồn gặp cháo loãng sẽ kết tỉa, làm giảm rất nhiều sự hấp thụ của cơ thể.
Uống dấm: 50g
giấm với 25g đường đỏ, 2 lát gừng tươi đun lên để ấm, sau đó cho uống.
Mẹo nhỏ để giải rượu
Khi say rượu, có thể dùng chút giấm đun với đường đỏ, gừng
tươi để uống. Cũng có thể uống nước cháo loãng, ăn đậu phụ.
Uống nước mía: Nước ép
của mía hoặc nhai mía cũng rất tốt. Nước vắt của cam, quýt hoặc ăn các loại quả
lê, táo cũng làm giải rượu.
Ăn đậu phụ: Nếu tự cảm
thấy uống rượu đã hơi quá chén, hãy ăn một ít đậu phụ. Trong đậu phụ có axit
amin quan trọng có thể giải được độc tố của cồn.
Uống nước chè đặc:
Trong chè có axit tananh có thể khử độc cồn cấp tính.
Uống cà phê: Cà phê có
tác dụng khá mạnh trong việc gây hưng phấn, lợi tiểu và giải rượu. Sau khi uống
say, nếu có hiện tượng ngủ mê mệt, thiêm thiếp có thể dùng nước sôi pha cà phê
đặc cho uống nhiều lần, một lúc sẽ tỉnh lại.
Tham khảo thêm các
bài viết khác: Cách làm rượu dừa, Rượu Dừa, Rượu Dừa ngon, Mua bán Rượu Dừa tại Hà Nội, RƯỢU DỪA được chế biến từ các nguyên liệu hoàn
toàn tự nhiên tốt cho sức ...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét